Khởi nguồn Toyota ngày nay xuất phát từ chiếc máy dệt tự động do ông tổ Sakachi Toyoda phát minh ra.
Năm 1890, Sakachi đã cải tiến chiếc máy dệt thủ công bằng gỗ và đã nhận được bằng sáng chế phát minh đầu tiên. Tiếp sau đó, ông chế tạo thành công chiếc máy dệt động lực khổ hẹp chạy bằng hơi nước đầu tiên năm 1896. Vô cùng ấn tượng với phát minh của Sakachi, Công ty Platt Brothers & Co., Ltd của Anh, nhà sản xuất máy dệt và máy xe sợi hàng đầu của thế giới, đã đề nghị mua lại bản quyền của ông. Chính số tiền này đã giúp con trai ông, Kiichiro Toyoda, có thể trang trải chi phí trong việc nghiên cứu và chuẩn bị sẵn sàng tiến vào nghành công nghiệp ô-tô.
Có thể nói, sự gia nhập vào nghành công nghiệp ô-tô của Công ty Toyoda Automatic Loom Works chuyên sản xuất máy dệt tự động (nay là tập đoàn Toyota) đã chính thức bắt đầu với sự thành lập một trung tâm sản xuất xe hơi vào tháng 09 năm 1933 dưới sự lãnh đạo của con trai sáng lập viên công ty là Kiichiro Toyoda. Tháng 09/1934 công ty đã sản xuất thành công động cơ ô-tô kiểu A đầu tiên. Tháng 05 năm 1935 động cơ này được sử dụng cho loại xe khách “Model A1” đầu tiên. Trong khi đó, General Motors và Ford đã thống lĩnh thị trường ô-tô, gây lên những quan ngại cho Bộ Công Thương Nhật Bản. Kết quả là chính phủ Nhật đã ban hành Luật sản xuất ô-tô yêu cầu các công ty phải công bố sản lượng sản xuất thực tế để có thể được cấp phép sản xuất theo đạo luật này. Chính vì lý do này. Kiichiro đã xúc tiến nhanh việc sản xuất hàng loạt đối với mẫu xe tải.
Tháng 08 năm 1935, mẫu xe tải G1 được sản xuất thành công và bắt đầu được giới thiệu trên thị trường vào tháng 11. Tháng 05/1936, mẫu sedan AA sau nhiều năm kỳ công nghiên cứu cũng được hoàn thành. Và để quảng bá rộng rãi trên các mẫu xe thương hiệu Toyoda, một cuộc thi sáng tác logo cho cty đã được tổ chức dựa trên tiêu chí dễ hiểu, gợi tả đó là một cty trong nước và chứa đựng âm tiết Nhật Bản. Trong số hàng nghìn mẫu biểu tượng được gửi về , có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh. Kể từ tháng 10 năm 1936, thương hiệu “Toyoda” được chuyển thành “Toyota”.
Ngày 28/08/1937, Công ty Toyoda Automatic Loom Words chuyển thành Công ty ô tô Toyota (sau này trở thành Tập đoàn ô-tô Toyota). Một năm sau đó nhà máy Koromo (nay là nhà máy Honsha) đã được đưa vào hoạt động với phương châm sản xuất “Just in time” (Nghĩa là sản xuất đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi và đúng thời điểm). Năm 1938 việc sản xuất các mẫu xe con bị hạn chế vì phải ưu tiên sản xuất phục vụ mục đích quân sự trong thời chiến tranh.
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, sự bất ổn vẫn tiếp diễn và các chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ đã tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp. Thời điểm này Toyota cũng như nhiều doanh nghiệp khác phải gồng mình để vượt qua khủng hoảng tài chính. Để tái cấu trúc lại công ty, năm 1950, Toyota buộc phải tách riêng phòng bán hàng (sau thành lập công ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co..Ltd.
Tháng 06/1950 cuộc chính tranh Triều Tiên nổ ra nhu cầu mua hành hoá phục vụ chiến trang càng lớn. Toyota nhận được rất nhiều đơn đặt hàng sản xuất các loại xe tải giúp sản lượng sản xuất của Toyota tại thời điểm đó đạt mức cao kỷ lục. Tất cả lợi nhuận được dùng để tái đầu tư vào trang thiết bị và củng cố hệ thống sản xuất. Nhờ đó Toyota dần vượt qua khủng hoảng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Năm 1966 đúng thời ký xã hội hoá xe hơi tại Nhât Bản. Corolla được giới thiệu trên thị trường và được đánh giá là một bước nhảy dài đối với việc sản xuất và phục vụ nhu cầu xe dành cho đối tượng khách hàng là người dân phổ thông. Bên cạnh đó nhà máy mới Takaoka với năng lực sản xuất 20.000 xe/tháng được xây dựng nhằm phục vụ cho việc sản xuất mẫu xe corrola này. Ngay khi mẫu xe Corolla được ra mắt vào tháng 11/1966 chỉ trong 06 tháng doanh số bán của mẫu này đã vượt qua đối thủ Datsun Sunny và trở thành mẫu xe bán chạy hàng đầu tại Nhật Bản trong 33 năm liên tiếp từ 1969 – 2001.Tháng 03/1952 nhà sáng lập Toyota, Kiichiro Toyoda đột ngột qua đời, và các thành viên chủ chốt còn lại của Toyota tiếp tục thực hiện ước mơ ấp ủ từ lâu của ông về việc phát triển trên quy mô lớn mẫu xe con sản xuất trong nước. Mẫu xe Crown là ra đời 1955 đã hiện thực hoá giấc mơ này. Crown là mẫu xe đã mang lạ thành công vang dội cho toyota. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mẫu xe này, toyota đã lập kế hoạch xây dựng nhà máy Motomachi – đây là nhà máy đầu tiên bên ngoài lãnh thổ nước Nhật được xây dựng cho mục đích sản xuất xe con. Nhà máy được hoàn thành vào năm 1959 và đóng góp lớn vào sự phát triển của toyota về sau.
Cũng trong năm 1966 thế hệ thứ 3 của mẫu xe Corona đã được xuất sang thị trường Mỹ. Trong khi Land Cruiser đã được đón nhận rộng rãi tại các thị trường nước ngoài thì Corona là mẫu xe con đầu tiên của toyota được cả thế giới công nhận. Ngoài ra, Toyota thiết lập quan hệ hợp tác với Hino Motors năm 1966 với Daihatsu năm 1967.
Năm 1963, giải Grand Prix lần đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản diễn ra quanh khu vực Suzuka đã kích thích sự quan tâm của công chúng đối với môn xe đua thể thao. Để đáp ứng nhu cầu gia tăng về các mẫu xe hiệu xuất cac này. Toyota đã hợp tác với Yamaha để phát triển mẫu xe 200GT và đưa ra thị trường năm 1967.
Toyota vươn ra thế giới sau khi trải qua 2 cuộc khủng hoảng dầu thì những cụm từ được quan tâm nhất trên thị trường ô tô thế giới là tích kiệm năng lượng và tích kiệm nhiên liệu, do đó du cầu khách hàng chuyển sang xu hướng sử dụng các mẫu xe nhỏ gọn. Điều này đã ảnh hưởng vô cùng lớn tới 3 hãng sản xuất ô tô lớn nhất tại Mỹ khi tập chung chủ yếu vào sản xuất các mẫu xe lớn. Doanh số sụt giảm mạnh mẽ và cả 3 công ty đều rơi vào cảnh nợ nần. Trong khi đó nhu cầu xe Nhật nhỏ gọn tích kiệm nhiên liệu tăng cao và được xuất khẩu mạnh mẽ sang Mỹ.Những năm 70 là thời kỳ phát triển đỉnh cao của Toyota. Năng lực sản xuất và doanh số đều gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng dầu vào mùa thu năm 1973 đã đột ngột kìm hãm sự tăng trưởng của Toyota. Cũng trong gia đoạn này nghành công nghiệp ô tô phải đối mặt với các quy định khắt khe nhất thế giới của chính phủ Nhật về khi thải. Chính vì vậy để đạt được mục tiêu về khí thải các kỹ của toyotaphải nghiên cứu mọi khả năng có thể và cuối cùng đã thành công khi tìm ra giải pháp dựa trên hệ thống xúc tác 3 chiều. Chính những kiến thức được tích luỹ trong suốt thời gian này đã mang đến những cải tiến đáng kể về hiệu xuất động cơ và tích kiệm nhiên liệu, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của Toyota tại thị trường Mỹ. Và mặc dù cuộc khủng hoảng dầu ảnh hưởng vô cùng to lớn tới việc kinh doanh của các công ty ô tô khác, nhưng toyota vẫn phục hồi nhanh chóng. Chính vì điều này đã làm thế giới bắt đầu thực sự quan tâm đến hệ thống sản xuất của Toyota (TPS).
Tháng 07/1982, Toyota Motors Sales Co.., Ltd. Và Toyota Motor Co.., Ltd.. Chính thức sáp nhập lại sau 32 năm phát triển độc lập để trở thành tập đoàn Toyota. Giai đoạn hậu chiến đã đi qua, vì thế mục tiêu chủ chốt của toyota đặt ra lúc này là quốc tế hoá ngay càng cao. Ngay trước khi Toyota Motors và Toyota Motor Company sáp nhập. Toyota đã thực hiện các cuộc đàm phán để có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với General Motors, như là một phần trong chiến lược hợp tác của Toyota với nghành công nghiệp ô tô Mỹ. 1984, United Motor Manufacturing, Inc. (NUMMI) đã được thành lập để bắt đầu hợp tác sản xuất các mẫu xe nhỏ tại nhà máy của General Motors tại Fremont, California. Việc sản xuất được tiến hành từ tháng 12 cùng năm đó. Năm 1986 Toyota thành lập toyota motor Manufacturing U.S.A.., Inc. tại Kentucky và bắt đầu sản xuất vào năm 1988.
Logo mới của toyota được giới thiệu vào năm 1989. Trong đó hanh hình e-líp giao nhau thể hiện chữ các T và được bao quanh bởi một hình e-líp lớn hơn. Với các e-líp đều có 2 tiêu điểm tượng trưng cho việc Toyota luôn quan tâm tới khách hành và chất lượng sản phẩm.\
Quý khách hàng cò thể gọi hotline để được tư vấn chi tiết về mua xe- mua xe trả góp - bảo hiểm - dịch vụ bảo dưỡng...
TOYOTA TIỀN GIANG
Website: Toyota Tiền Giang
Hotline: (027) 362 56789
Kinh doanh: 0911 131 314
Dịch vụ: 0866 07 09 09
Facebook: https://www.facebook.com/toyotatiengiang.com.vn/
Email: info@toyotatiengiang.com.vn